Trong kinh doanh và marketing Tin giả

Thực trạng

Trong những năm gần đây, tình trạng đăng tài và chia sẻ tin giả, tin sai sự thật với đối tượng bị nhắm tới là cá nhân, tổ chức ở Việt Nam đang bùng phát với chiều hướng ngày càng tăng về số lượng và đã trở thành vấn nạn chưa thể giải quyết. Không chỉ người dùng cá nhân, quan chức nhà nước mà ngay cả các doanh nghiệp cũng bị đối thủ chơi xấu bằng những chiêu trò "bẩn thỉu".[82] Hầu hết tin tức thuộc loại này đều góp phần làm kiệt quệ, tê liệt hoạt động của doanh nghiệp, gây thiệt hại về kinh tế, uy tín cá nhân.

Đầu tháng 12/2019, không ít KOLs trên mạng xã hội làm tin ngụy tạo, bịa đặt về Vinamilk nhập khẩu nguyên liệu sữa Trung Quốc. Người ta đã dẫn dắt cách hiểu sai lạc cho nhiều người tiêu dùng rất ác ý, vô tình tiếp tay cho đối thủ cạnh tranh với nhau ra đòn kiểu triệt hạ thương hiệu quốc gia có sản phẩm phân phối rộng rãi trên 40 nước. Tài sản trên thị trường chứng khoán của Vinamilk bay hơi nhiều nghìn tỷ đồng trong vài ngày xảy ra tin đồn. Người thiệt hại nhiều nhất trong trường hợp này là các nhà đầu tư, thị trường chứng khoán và nền kinh tế Việt Nam.[83]

Việc sử dụng tin giả trong quảng cáo thường rơi vào các trường hợp như: Lợi dụng niềm tin sai lệch; phóng đại công dụng, ... . Trường hợp máy lọc nước Unilever Pureit Vietnam quảng cáo khi nhấn mạnh thông điệp: Nguồn nước đun sôi mà hầu hết người Việt đang sử dụng hàng ngày không an toàn. Và đưa ra thông tin theo Tổ chức Y tế Thế giới, 200.000 người Việt Nam mắc bệnh ung thư mỗi năm do vệ sinh thực phẩm và nước uống. Hãy bảo vệ gia đình với nguồn nước uống an toàn. Điều này khiến người tiêu dùng vốn xem nguồn nước đun sôi trong sinh hoạt hàng ngày là an toàn nay bị hoang mang, lo lắng vì nguy cơ sức khỏe.[84]

Vào tháng 10/2016 Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) đã tiến hành việc công bố thông tin không đầy đủ, không chính xác đã dẫn tới hoang mang cho người tiêu dùng và gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của ngành nước mắm khi cho rằng phần lớn các mẫu nước mắm do hội đem kiểm nghiệm đều có chứa chất asen vượt ngưỡng. Từ kết quả khảo sát của VINASTAS, nhiều cơ quan báo chí đã đồng loạt đăng tải thông tin sai sự thật, được cộng đồng mạng xã hội chia sẻ bài viết; trên mạng xã hội loan truyền thông tin lo ngại về sức khỏe cộng đồng khi dùng nước mắm truyền thống. Danh sách 67 loại nước mắm vượt ngưỡng asen được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội bởi các nghệ sĩ, diễn viên, người dùng.

Từ ngày 12 đến 23-10, truyền thông xã hội có trên 44.000 bài viết, 95.000 lượt chia sẻ, 108.000 thảo luận, trên 63.000 bình luận. “Đỉnh điểm là ngày 18-10, sau khi VINASTAS công bố kết quả chương trình khảo sát chất lượng 150 mẫu nước mắm đóng chai của 88 nhãn hiệu, trên mạng xã hội có trên 42.275 thảo luận”. 50 cơ quan báo chí đã cho đăng gần 560 tin, bài (170 tin, bài công bố kết quả khảo sát có nội dung sai sự thật từ Báo Thanh Niên và VINASTAS; 390 tin, bài thông tin kết quả công bố từ Bộ Y tế và các cơ quan chức năng).[85]

Cách xử lý của doanh nghiệp và chính quyền

Quy tắc quan trọng trong xử lý tin giả là phải phản ứng nhanh, có kế hoạch rõ ràng để nội bộ doanh nghiệp không bị “giẫm chân lên nhau”, tránh mâu thuẫn thông tin giữa nhân viên và các cấp quản lý, không đẩy câu chuyện khủng hoảng đi xa hơn. Phải tuyệt đối trung thực, không để xảy ra bất kỳ một sự mâu thuẫn nhỏ nào. Đồng thời, doanh nghiệp nên có những người hiểu biết về báo chí để tư vấn kịp thời cách xử lý vấn đề tin giả, khi nào nên im lặng, khi nào nên đưa ra thông điệp phản hồi, nên đưa ra thông điệp gì, trên kênh truyền thông nào.

Tin giả ngày càng đe dọa doanh nghiệp, các tổ chức là sự thật, bởi nó góp phần định hình suy nghĩ và quyết định của nhiều người. Để ngăn chặn tin giả, tháng 6/2018, Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/1/2019. Trong luật quy định: Cấm đưa thông tin sai sự thật, gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế, xã hội…Tháng 3/2019, Chính phủ chỉ đạo Bộ TT&TT nghiên cứu, có biện pháp xử lý tin giả trên mạng, báo cáo Thủ tướng trước tháng 8/2019.[86]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tin giả http://libraryguides.vu.edu.au/c.php?g=460840&p=53... http://politi.co/2FaV5W9 http://www.cnn.com/2016/12/05/opinions/suing-fake-... http://abcnews.go.com/Technology/fake-news-stories... http://history.com/this-day-in-history/the-great-m... http://slate.com/blogs/future_tense/2017/08/08/fac... http://libraryproxy.tulsacc.edu:2076/ehost/detail/... http://www.libraryproxy.tulsacc.edu:2060/ehost/pdf... http://www.politico.eu/article/fake-news-busters-g... //dx.doi.org/10.1080%2F0020174x.2018.1508363